BebeJOY Việt Nam

BÉ SƠ SINH BỊ HĂM, MẸ PHẢI LÀM SAO?

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BEBEJOY 27 March, 2024

 

Ở giai đoạn sơ sinh, làn da bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên việc chăm sóc không đúng cách hoặc sử dụng bỉm không phù hợp sẽ gây ra tình trạng hăm bỉm. Trong bài viết này, BebeJOY sẽ hướng dẫn bố mẹ chăm sóc và lựa chọn bỉm cho bé sơ sinh nhằm hạn chế tình trạng hăm hiệu quả.

Dấu hiệu và nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị hăm bỉm

Hăm bỉm là một tình trạng phổ biến xuất hiện ở bé sơ sinh. Hăm bỉm thường gặp ở vùng bẹn hoặc vùng mông khiến làn da mỏng manh của bé bị đỏ và đau rát. Có rất nhiều triệu chứng để bố mẹ nhận biết bé bị hăm bỉm như:

  • Ở bộ phận sinh dục hoặc các ngấn đùi và mông xuất hiện mẩn đỏ.

  • Bé mang bỉm nhưng ngủ không sâu và quấy khóc. 

  • Vùng da dị ứng bị khô hoặc ướt hoặc xuất hiện các vết sưng và lở loét trên da bé.

Nguyên nhân chính xuất hiện tình trạng hăm ở bé sơ sinh là do bố mẹ lựa chọn loại bỉm không phù hợp và không an toàn cho làn da bé. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến bé bị hăm có thể kể đến như:

  • Bỉm, giấy ướt dùng vệ sinh cho bé được làm từ chất liệu không đảm bảo an toàn với da khiến bé bị dị ứng hoặc do những hóa chất tạo hương thơm cho bỉm.

  • Khi chất bẩn do nước tiểu hoặc phân bé tiếp xúc quá lâu với làn da cũng khiến cho nấm và vi trùng phát triển và gây bệnh trên da. Từ đó, da bé xuất hiện nhiều mụn nhỏ, li ti gây đau rát và khó chịu.

  • Các loại bột giặt, nước xả vải có hóa chất ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.

Hướng dẫn chăm sóc bé bị hăm bỉm đúng cách

Thường xuyên thay bỉm cho bé

Khi bé đi vệ sinh bên trong tã sẽ tạo điều kiện thuận cho các vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng. Do đó, nếu các chất bẩn tiếp xúc với làn da bé trong một thời gian dài sẽ gây tình trạng hăm bỉm và nổi mẫn đỏ. Do đó, bố mẹ nên thường xuyên thay bỉm cho bé trung bình cứ 3 hoặc 4 tiếng/lần. Điều này không chỉ giúp hạn chế tối đa tình trạng hăm bỉm mà còn giúp bé ngủ ngon giấc và thoải mái vui chơi hơn. 

Vệ sinh vùng kín sau mỗi lần thay bỉm

Trong quá trình thay bỉm, bố mẹ nên làm sạch da cho bé. Bố mẹ nên sử dụng khăn mềm có thấm nước ấm để vệ sinh, tuy nhiên, nếu không sạch hoàn toàn thì bố mẹ có thể dùng loại nước rửa chuyên dụng cho da bé để làm sạch hạn chế kích ứng. 

Cho bé thời gian “thả rông”

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị hăm đó là do bố mẹ cho bé mang bỉm xuyên suốt một ngày. Môi trường kín cùng tác động liên tục của bề mặt bỉm là điều kiện thuận lợi để gây ra các tổn thương và sự tấn công của vi khuẩn. Vì thế, bố mẹ nên cho bé thả rông trong một khoảng thời gian để vùng kín của bé khô thoáng hơn hoặc bố mẹ có thể dùng khăn lót ở vị bé nằm nhằm hạn chế ướt giường.

Lựa chọn loại bỉm an toàn

Ngoài ra, việc lựa chọn bỉm không phù hợp cũng chính là nguyên nhân khiến bé bị hăm. Bởi các loại bỉm được làm từ chất liệu và thành phần không an toàn như chất tẩy trắng, chất tạo hương … sẽ khiến cho da bé bị kích ứng và nổi mẩn đỏ.  

Bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại có chất liệu và thành phần an toàn với làn da mỏng manh của bé. Bố mẹ có thể tham khảo thương hiệu bỉm BebeJOY bởi các sản phẩm bỉm được làm từ nguyên liệu được kiểm duyệt an toàn kĩ, cùng công nghệ sản xuất hiện đại nên có chất lượng vượt trội với giá thành phù hợp.

Tốc độ khô thoáng nhanh và bề mặt mềm mại là những ưu điểm giúp bố mẹ thêm an tâm khi phải đóng bỉm trong nhiều giờ. Da bé được bảo vệ tối ưu khỏi những tổn thương do tiếp xúc và giảm tối đa thời gian tiếp xúc với chất thải.

 

BebeJOY đã chia sẻ đến bố mẹ dấu hiệu và một số nguyên nhân chính khiến bé sơ sinh bị hăm. Từ đó, hướng dẫn bố mẹ chăm sóc bé bị hăm đúng cách và an toàn tại nhà. Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại bỉm phù hợp và an toàn cũng là điều cần bố mẹ quan tâm. Hãy lựa chọn bỉm BebeJOY - thương hiệu bỉm đạt chứng nhận an toàn cấp độ 1 OEKO Standard 100, đảm bảo lành tính với làn da bé.

Tags: bebejoyvietnam bé bị hăm bimantoan bỉm bebe joy bỉm phù hợp
Bạn đang xem: BÉ SƠ SINH BỊ HĂM, MẸ PHẢI LÀM SAO?
Bài trước Bài sau
Danh sách so sánh
Liên hệ ngay
Gửi email cho chúng tôi